Tinh dầu sả chứa nhiều dưỡng chất đặc biệt mang lại những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Bạn có thể thực hiện chế tinh dầu sả tại nhà với cách làm đơn giản vừa tiết kiệm chi phí lại đảm bảo an toàn.
Không chỉ là loại gia vị quen thuộc trong món ăn, sả còn biết được như vị thuốc giúp trị nhiều loại bệnh, đồng thời có khả năng cải thiện hiệu quả các vấn đề về da.
Đặc biệt tinh dầu sả được chiết xuất hơi nước từ lá và thân cây sả chứa hàm lượng lớn Folate, magie, canxi, photpho, kali và nhiều loại Vitamin thiết yếu như : A, B3, B5, B1, B2, B6…
Nội Dung Bài Viết
Tinh dầu sả có tác dụng gì ?
Đuổi muỗi
Là một trong những loại tinh dầu có khả năng đuổi muỗi hiệu quả. Mùi hương tinh dầu sả dễ chịu, bảo vệ cơ thể không bị muỗi đốt bằng cách chấm vài điểm trên cơ thể và xoa đều. Hoặc nhỏ vài vào máy xông tinh dầu để cho mùi hương lan tỏa đuổi muỗi không gian nơi bạn sống.
Giảm căng thẳng
Tinh dầu sả có mùi thơm dịu nhẹ dễ dàng kích thích hệ thống cảm xúc của não bộ, giúp giảm căng thẳng lo lắng mang đến cho bạn giấc ngủ ngon và sâu.
Giảm đau nhức cơ
Dùng tinh dầu sả để massage sẽ giúp giảm đau đầu, đau cơ bắp, cải thiện lưu thông máu từ đó hạn chế tình trạng chuột rút cơ thắt, cơ bắp, nhức mỏi lưng. Bạn có thể đổ trực tiếp tinh dầu ra tay để massage hoặc nhỏ vài giọt vào nước ấm để ngâm mình và thư giãn.
Giảm nguy cơ trầm cảm
Hương thơm từ tinh dầu sả sẽ giúp bạn thư giãn tâm trí, giảm lo lắng và nguy cơ trầm cảm. Một số nguyên cứu đã chứng minh rằng hương tinh dầu sả kích thích hoạt động hệ giao cảm, nó có khả năng hỗ trợ điều trị rối loạn thần kinh và cải thiện chức năng của hệ.
Để sử dụng bạn có thể xông lên mặt hoặc nhỏ 3-4 giọt vào máy tinh dầu và để trong phòng ngủ. Cũng có thể cho 1-2 giọt vào trà uống trước khi ngủ.
Chăm sóc da
Những dưỡng chất và vitamin trong tinh dầu sả có thể làm sạch da, giúp da sáng mịn, ngăn ngừa mụn và giúp da săn chắc. Bạn có thể sử dụng tinh dầu để tẩy đi tế bào chết giúp tái tạo da mềm mịn và khoẻ mạnh.
Sử dụng bằng cách cho một vài giọt vào nước và dội lên người sau khi tắm xong, hoặc cũng có thể pha với nước ấm để xông mặt.
Chống oxy hóa
Trong tinh dầu sả chứa hàm lượng Geraniol có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, nó ngăn chặn sự phát triển của tế bào gốc,
ngăn ngừa mầm bệnh ung thư. Ngoài ra còn nhiều công dụng khác như trị các vấn đề răng miệng, viêm nướu…
Giảm cholesterol
Nguyên nhân dẫn đến các vấn đề bệnh tim mạch hay đột quỵ là do hàm lượng Cholesterol trong máu cao. Cũng như tinh dầu quế, tinh dầu nguyên chất từ sả có khả năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết.
Theo y học hiện đại đã chứng minh, tinh dầu sả có tác dụng giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Và nó được thường sử dụng để hỗ trợ điều trị cho những trường hợp bệnh nhân bị bệnh tiểu đường tuýp 2.
Tinh dầu sả còn mang lại nhiều công dụng khác như : chữa tim đập nhanh, làm mềm và mượt tóc, viêm đại tràng, đau dây thần kinh, mệt mỏi, đau nửa đầu, đau bụng, buồn nôn…
Cách làm tinh dầu sả tại nhà
Chuẩn bị nguyên liệu
- Khoảng 10 cây sả
- 200ml rượu trắng
- 200ml nước lọc
Cách làm
B1: Rửa sạch sả cắt bỏ phần lá, lột phần vỏ già đi chỉ lấy lại phần trắng bên trong
B2: Cho sả vào lọ ngâm hỗn hợp nước và rượu. Lưu ý phần nước phải ngập sả không cho sả nổi lên trên
B3: Đặt lọ sả ở chỗ khô thoáng tránh ánh sáng mặt trời trong khoảng 3 ngày. Sau đó đổ hỗn hợp sả và nước trong lọ vào xay nhuyễn rồi dùng rây lọc bỏ bã chỉ lấy nước.
B4: Đổ nước sả đã lọc vào lọ sạch đậy kính nắp và để nơi khô thoáng khoảng 3 tuần. Sả sẽ tiết tinh dầu từ từ sau khoảng thời gian này. Bạn có thể chiết dần tinh dầu ra để dùng.
Cách sử dụng tinh dầu sả bằng máy xong tinh dầu
Tinh dầu là một sự lựa chọn rất nhiều người tìm đến bởi công dụng thư giãn làm đẹp cũng như thanh lọc không khí. Có nhiều cách để sử dụng tinh dầu và cách phổ biến nhiều người sử dụng đó là bằng máy xông tinh dầu mini.
Bước 1: Máy xông tinh dầu nào cũng đều có chốt vặn giữa thân máy và nắp. Thực hiện mở nắp ra.
Bước 2: Đổ một lượng nước sạch vừa đủ vào bình chứa. Mức nước được nhà sản xuất đánh dấu rõ trong thành bình. Nhỏ khoảng 3-5 giọt tinh dầu sả nguyên chất vào.
Lưu ý: Trước khi phun sương máy thường làm nóng, vậy nên để rút ngắn thời gian làm nước ấm bạn nên sử dụng nước ấm sẵn thay cho nước lạnh.
Bước 3: Cấp nguồn điện và bật công tắc
Máy xông tinh dầu có nhiều chế độ điều chỉnh, như hẹn giờ tắt/bật…